Email: tuvankhachhang@dongaser.com
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐÔNG A
Địa chỉ VP: Lầu 3-4 NX-LP-TMDV1-13 The Manhattan Vinhomes Grand Park, phường Long Bình, Tp.Thủ Đức
HOTLINE: | 0789.820.156
Gọi để nhận Tư vấn và Báo giá ngay

Dịch vụ của chúng tôi

THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG

Ngày Đăng : 08/09/2017 - 9:58 PM

THỦ TỤC HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

 

Để chính thức đi vào xây dựng dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường. Hồ sơ môi trường là tập hợp các tài liệu về môi trường, tổ chức và hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định mới của pháp luật.

Công ty Cổ Phần Dịch vụ Đông A xin gửi đến Doanh nghiệp những thông tin cơ bản về các thủ tục môi trường cần thiết mà Doanh nghiệp cần thực hiện trước và sau khi đi vào hoạt động.

1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động 

      Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:

1.1. Đánh giá tác động môi trường

- Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

- Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi:

      + Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 

      + Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; 

     + Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; 

      + Theo đề nghị của chủ dự án.

1.2. Kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)

- Cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

- Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau: 

      + Thay đổi địa điểm; 

      + Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án

      Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ trên (Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) thì phải tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường”. Có 2 loại:

2.1  Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II - Nghị định 18/2015/NĐ-CP và không có một trong các văn bản sau:

      + Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

      + Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

      + Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

- Lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường khi: Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung hoăc thuộc đổi tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các văn bản như trên.

2.2. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau:

      + Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

      + Giấy xác nhận đăng ký bản cảm kết bảo vệ môi trường;

      + Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

      + Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

- Lập lại đề án bảo vệ môi trường khi:

     Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 18/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 18/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

      + Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;

      + Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;

      + Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

      + Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

      + Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

3.  Các hồ sơ môi trường khác

     Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đi vào hoạt động đã thực hiện các hồ sơ môi trường ban đầu tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà cần thiết hoặc không cần thiết thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:

3.1. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (thay báo cáo giám sát)

-   Đi kèm với 01 trong 02 hồ sơ trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo quan trắc định kỳ.

      + Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 06 tháng/lần.

     + Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

-   Riêng đối với tỉnh Bình Dương, các cơ sở phải lập và gửi Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

3.2. Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Căn cứ Nghị Định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2015 và được hướng dẫn bởi Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực 1/9/2015)

-    Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120 kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác.

-    Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:

      + Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;

     + Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;

      + Bổ sung theo cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;

      + Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;

      + Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.

3.3. Xin giấy phép khai thác nước ngầm

 –   Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp vượt quá 100m3/ngày đêm (theo điểm c, khoản 2, điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP).

3.4. Xin giấy phép khai thác nước mặt

 –   Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp vượt quá 100m3/ngày đêm (theo điểm c, khoản 2, điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP).

3.5. Hồ sơ xin phép xả thải

 –   Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô vượt quá 5m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.

 –    Cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải.

3.6. Lập báo cáo xác nhận hoàn thành sau khi hoàn thành các hạng mục đã cam kết trong các thủ tục môi trường trên khi dự án đi vào hoạt động;

3.7. Lập kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất)

 –   Áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh, sử dụng và sản xuất hóa chất (quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất

–   Việc không thực hiện hoặc không chấp hành đầy đủ các quy định về môi trường, thực hiện lập đầy đủ các hồ sơ môi trường, thủ tục môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ – Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tùy theo mức độ và quy mô mà đơn vị có thể bị phạt, thu hồi giấy phép hoặc đóng cửa…

 –   Để khách hàng biết được mình phải làm cần phải làm những gì để hoàn thành bộ hồ sơ môi trường, mọi chi tiết xin vui lòng...

--------------

 

Tại sao nên chọn ĐÔNG A?

 

-    ĐÔNG A có đầy đủ chức năng pháp lý trong việc tư vấn môi trường, kể cả thực hiện các dự án lớn như ĐMC;
 
-    Giá cả luôn luôn hợp lý nhất, đúng giá đúng công việc;
 
-    Tư vấn nhiệt tình, đầy đủ đến Quý khách hàng, miễn phí, chính xác để khách hàng nắm các quy định mới và cách thực hiện Tránh vi phạm hoặc tốn kém trong suốt quá trình hoạt động;
 
-   Uy tín, nhanh nhẹn, và bảo mật. Công ty Đông A luôn đặt uy tín lên hàng đầu để cùng đồng hành với khách hàng.

-   Với phương châm: "Luôn đồng hành và hợp tác lâu dài cùng Quý khách hàng để cùng phát triển và bảo vệ môi trường" !
 
Rất mong được Quý khách tin tưởng và liên hệ với Công ty chúng tôi!
 
Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin liên hệ công ty cổ phần dịch vụ Đông A



Các tin khác

Hotline: 0789.820.156
Chỉ đường Zalo Zalo: 0789.820.156 SMS: 0789.820.156