Email: tuvankhachhang@dongaser.com
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ ĐÔNG A
Địa chỉ VP: Lầu 3-4 NX-LP-TMDV1-13 The Manhattan Vinhomes Grand Park, phường Long Bình, Tp.Thủ Đức
HOTLINE: | 0789.820.156
Gọi để nhận Tư vấn và Báo giá ngay

Tin tức của chúng tôi

CHẤT THẢI Y TẾ LÀ GÌ ? SỰ NGUY HIỂM KHI CHẤT THẢI Y TẾ KHÔNG ĐƯỢC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ ĐÚNG CÁCH

Ngày Đăng : 28/08/2023 - 5:17 PM

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lớn đến môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt, công nghiệp thải ra ngày càng nhiều. Trong đó, phải kể đến chất thải y tế, mối lo mới được quan tâm nhiều thời gian gần đây, đã trở thành một trong những thách thức đối với cả ngành y tế và môi trường. Tác động của việc quản lý và xử lý rác thải y tế không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế mà còn ảnh hưởng sâu rộng tới sức khỏe con người và cả môi trường xung quanh. Qua bài viết này, Đông A sẽ cùng các bạn khám phá sâu hơn về khái niệm rác thải y tế, những nguy cơ tiềm ẩn khi việc quản lý và xử lý không đúng cách, tại sao việc đảm bảo một quá trình quản lý hiệu quả đối với chất thải y tế.

thu gom chất thải y tế

Chất Thải Y Tế Là Gì?

Chất thải y tế là các loại chất thải được tạo ra từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, nhà máy sản xuất dược phẩm, phòng thí nghiệm y tế và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT định nghĩa về  thải y tế như sau: Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.

Chất Thải Y Tế Được Phân Định Như Thế Nào?

thông tin phân loại chất thải y tế theo quy định

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân định chất thải y tế, cụ thể:

Chất thải y tế nguy hại bao gồm:

+ Chất thải lây nhiễm

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm.

(1) Chất thải lây nhiễm bao gồm:

- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;

- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;

- Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;

(2) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

- Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;

- Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

(3) Chất thải rắn thông thường bao gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);

- Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;

- Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;

- Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;

- Chất thải rắn thông thường khác;

- Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT.

(4) Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.

(5) Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.

(6) Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.

Sự Nguy Hiểm Của Chất Thải Y Tế Khi Không Được Quản Lý và Xử Lý Đúng Cách

Đối với con người: Chất thải y tế chứa nhiều tác nhân gây bệnh như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. Nếu như không được phân loại và xử lý đúng cách, các tác nhân này có thể có thể lan truyền ra môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải như cán bộ, nhân viên y tế, người thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải...

Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm đất, nước và không khí, từ đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.

Rác thải y tế không được quản lý và xử lý đúng cách có thể tạo ra những hậu quả nguy hiểm về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo quản lý an toàn và xử lý chất thải y tế đúng cách không chỉ là một nhiệm vụ của ngành y tế, mà còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta để đảm bảo môi trường sống lành mạnh và an toàn cho tương lai. 

Trước tình hình nguy cơ tiềm ẩn từ việc xử lý chất thải y tế không đúng cách, Đông A tự hào giới thiệu dịch vụ xử lý chất thải y tế an toàn và hiệu quả. Với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết đảm bảo việc xử lý chất thải y tế theo các tiêu chuẩn cao nhất, ngăn chặn các tác động tiêu cực mà bài viết đã đề cập ở trên.

Mọi thắc mắc về dịch vụ Xử lý chất thải y tế xin vui lòng liên hệ:

Rất mong được Quý khách tin tưởng và liên hệ với Công ty chúng tôi!
Xin chân thành cảm ơn!

 



Các tin khác

Hotline: 0789.820.156
Chỉ đường Zalo Zalo: 0789.820.156 SMS: 0789.820.156