Dịch vụ của chúng tôi
BÁO CÁO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Ngày Đăng : 08/09/2017 - 10:35 PM
BÁO CÁO quan trắc MÔI TRƯỜNG định kỳ
Báo cáo quan trắc môi trường là gì?
Là một hình thức để đánh giá chất lượng môi trường ngắn hạn tại các Cơ sở sản xuất kinh doanh và báo cáo về các cơ quan có thẩm quyền (Cụ thể là các Phòng Tài nguyên và Môi trường, các chi cục Bảo vệ môi trường), với mục tiêu là đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường của các cơ sở trong thời gian qua, thêm vào đó là cộng tác để thực hiện việc bảo vệ môi trường của cơ sở.
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ chính là kết quả của quá trình quan trắc môi trường.
Vì sao phải thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ?
Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ có nhiệm vụ theo dõi thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó, sớm đưa ra những cảnh báo và các biện pháp khắc phục để cơ sở, cộng đồng có phương án hành động để bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Lấy mẫu quan trắc khí thải xung quanh

Lấu mẫu nước thải
Đối tượng cần thực hiện báo cáo quan trắc môi trường?
Tất cả các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, nhà xưởng, khu trung tâm thương mại,... đã có hồ sơ môi trường như giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt Đánh giá tác động môi trường.
Đối tượng thực hiện: Tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh tập trung cần báo báo cáo giám sát môi trường như:
- Cơ sở sản xuất lớn, nhỏ;
- Khách sạn, nhà nghỉ;
- Nhà trọ (từ 10 phòng trở lên);
- Bệnh viện, phòng khám;
- Trường học;
- Nhà hàng lớn, nhỏ;
- Chung cư;
- Tòa nhà;
- Công trình xây dựng;
- Khu công nghiệp;
- Khu dân cư;
- Trung tâm thương mại;
- Siêu thị.
Hồ sơ thực hiện báo cáo quan trắc gồm:
+ Giấy xác nhận bản Cam kết bảo vệ môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay Đề án bảo vệ môi trường;
+ Giấy phép kinh doanh;
+ Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại;
+ Hợp đồng thu gom chất thải rắn;
+ Chứng từ thu gom chất thải nguy hại;
+ Giấy phép đấu nối xử lý nước thải (nếu có);
+ Sơ đồ mặt bằng tổng thể;
+ Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
+ Hóa đơn điện, nước trong 3 tháng gần đây nhất
Thời gian thực hiện báo cáo quan trắc:
– 3 tháng/ lần đối với các cơ sở thuộc danh sách di dời do ô nhiễm môi trường, hoặc xác định gây ô nhiễm nhưng chưa có biện pháp khắc phục.
– 6 tháng/ lần không thuộc hai đối tượng trên
– Riêng đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện giám sát 3 tháng/ lần, lập báo cáo 1 năm/ lần.
– Chủ đầu tư, cụm khu công nghiệp 2 lần/ năm
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu công nghiệp 1 lần/ năm.
Thời hạn nộp báo cáo:
• 6 tháng đầu năm: 15/07
• 6 tháng cuối năm: 15/01
Nơi nộp báo cáo:
– Phòng quản lý môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường - Ủy ban nhân dân cấp Huyện nơi đặt cơ sở.
– Cơ quan chức năng khác (theo yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường).
Văn bản pháp luật tham khảo
– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
– Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoặc bảo vệ môi trường
– Công văn số 3105/TNMT-QLMT ngày 18/04/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh.
------------
Tại sao nên chọn ĐÔNG A?
- Với phương châm: "Luôn đồng hành và hợp tác lâu dài cùng Quý khách hàng để cùng phát triển và bảo vệ môi trường" !